Ký sinh trùng ở gà có nguy hiểm không và cách phòng ngừa

Ký sinh trùng ở gà

Nuôi gà là hoạt động mang đến nhiều lợi ích cả về dinh dưỡng và kinh tế. Tuy nhiên loại vật nuôi này rất dễ mắc bệnh, điển hình là bệnh ký sinh trùng. Nếu như không được phát hiện kịp thời thì ký sinh trùng ở gà sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm hay không và hướng phòng ngừa hiệu quả như thế nào? Cùng Daga88 đi tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bài viết này nhé!

Tìm hiểu về bệnh ký sinh trùng ở gà là gì?

Ký sinh trùng ở gà là một nhóm bệnh do nhiều loại ký sinh trùng gây nên, làm hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận trên cơ thể của gà. Theo đó những ký sinh trùng này có thể tấn công gà thông qua nhiều bộ phận khác như như:

  • Đường tiêu hóa gây nên bệnh tiêu chảy, giun sán hay coccidiosis,…
  • Đường máu gây bệnh sốt rét, cầu trùng, leukosis,…
  • Đường lông và da gây bệnh rận, ghẻ,..
  • Hệ hô hấp gây ra bệnh sổ mũi, ho, thở khò khè,…
Tìm hiểu về bệnh ký sinh trùng ở gà là gì?

Tìm hiểu về bệnh ký sinh trùng ở gà là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng trên gà

Căn bệnh ký sinh trùng ở gà có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình là 4 lý do chính sau đây:

  • Môi trường nuôi nhốt không đảm bảo vệ sinh: Như khu vực chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi vệ sinh không thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng sinh sôi và phát triển. Thức ăn, nước uống của gà nhiễm nước tiểu, phân của gà bị bệnh
  • Chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt: Chủ nuôi cung cấp thức ăn và nước uống cho gà không đảm bảo vệ sinh, thức ăn không đầy đủ dưỡng chất cần thiết hoặc thức ăn đã bị ôi thiu hoặc nấm mốc
  • Lây truyền từ những vật chủ trung gian: Các loại ve, rận, muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh ký sinh trùng đường máu cho gà. Chúng cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng đường máu khi ăn phải thức ăn, nước uống có trứng, ấu trùng của ký sinh trùng
  • Gà có sức đề kháng yếu kém: Đối tượng gà con, gà già, gà có sức đề kháng yếu hay gà chưa được tiêm phòng có nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng cao hơn
Nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng trên gà

Nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng trên gà

Triệu chứng khi gà bị mắc bệnh ký sinh trùng

Trên thực tế, triệu chứng bệnh ký sinh trùng ở gà sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại ký sinh trùng cũng như vị trí mà chúng ký sinh. Cụ thể:

  • Các triệu chứng chung: Gà mệt mỏi, ủ rũ, kén ăn, sốt cao, thở nhanh, ho, tiêu chảy, phân nhầy, phân có máu, sụt cân nhanh, giảm năng suất trứng và thịt,…
  • Triệu chứng của bệnh ký sinh trùng đường máu: Gà bỏ ăn, ủ rũ, xanh xao, khó thở, mào tích nhợt nhạt, tiêu chảy, phân nhầy có máu hoặc có thể bị xuất huyết ở mỏ, da, mắt và nội tạng
  • Triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa: Gà bị tiêu chảy, phân nhẩy, phân có máu, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, luôn trong tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, ăn kém
  • Triệu chứng bệnh ký sinh trùng ở lông và da: Gà bị rụng lông, đóng vảy, ngứa ngáy, sưng tấy, da tổn thương
  • Triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường hô hấp: Gà thở khò khè, ho, sổ mũi, chảy dãi, chảy nước mắt
Triệu chứng khi gà bị mắc bệnh ký sinh trùng

Triệu chứng khi gà bị mắc bệnh ký sinh trùng

Xem thêm : Kiến thức nuôi gà chuẩn được daga88 tổng hợp

Bệnh ký sinh trùng ở gà có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm cao hay thấp còn phụ thuộc vào các yếu tố như loại ký sinh trùng, mức độ lây nhiễm cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại. Tuy nhiên nhìn chung thì đây là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra hậu quả nghiêm trọng bao gồm:

  • Gà nhiễm ký sinh trùng có sức khỏe yếu, ăn kém, chậm lớn, ít đẻ trứng và dễ mắc các bệnh khác
  • Một số loại ký sinh trùng có khả năng làm gà bị tử vong, nhất là những con non, yếu
  • Gây ra thiệt hại nặng nề cho chủ nuôi vì giảm năng suất, tăng chi phí chữa trị và đặc biệt là có tỷ lệ chết cao

Một số căn bệnh ký sinh trùng ở gà hay gặp

Sự hiện diện của ký sinh trùng bên trong cơ thể gà khiến cho chúng bị suy giảm về sức khỏe và nặng nhất là tử vong. Sau đây là 4 căn bệnh hay gặp nhất:

Một số căn bệnh ký sinh trùng ở gà hay gặp

Một số căn bệnh ký sinh trùng ở gà hay gặp

  • Sán dây – Raillietina spp: Đây là loại ký sinh trùng lớn dài đến 30cm sống bên trong đường ruột của gà gây nên các triệu chứng như ăn không ngon, suy nhược cơ thể, tiêu chảy, giảm trọng lượng
  • Sán lá gà – Heterakis gallinarum: Sán lá gà có kích thước nhỏ hơn, sống trong gan của gà và gây ra suy gan, giảm năng lượng và dễ mắc nhiều căn bệnh khác
  • Ký sinh trùng máu – Haemoproteus spp: Dạng vi khuẩn này khá nhỏ, sống trong huyết khối của gà và gây nên các triệu chứng như tiêu chảy, suy nhược, giảm năng lượng
  • Eimeria spp: Ký sinh trùng này gây nên bệnh Coccidiosis trên gà. Chúng sống ở đường ruột và gây nên triệu chứng như ăn không ngon, tiêu chảy, giảm trọng lượng cơ thể

Biện pháp hỗ trợ phòng ngừa bệnh ký sinh trùng ở gà

Sau đây là 7 biện pháp mà chủ nuôi có thể áp dụng cho đàn gà của mình ngay để phòng ngừa căn bệnh ký sinh trùng ở gà hiệu quả.

  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực chăn nuôi, tích cực sát khuẩn và định ký phun thuốc diệt côn trùng. Đồng thời cần vệ sinh các khu vực muỗi hay phát triển như chum, vại, chỗ bụi rậm, ao tù, nước đọng
  • Chú ý quan sát sức khỏe của đàn gà, thường xuyên kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh những thiệt hại nặng nề không đáng có
  • Bổ sung cho ra các chất dinh dưỡng vào trong khẩu phần ăn hàng ngày để năng cao sức đề kháng cũng như cải thiện hệ miễn dịch
Biện pháp hỗ trợ phòng ngừa bệnh ký sinh trùng ở gà

Biện pháp hỗ trợ phòng ngừa bệnh ký sinh trùng ở gà

  • Tích cực bổ sung thêm các thuốc trợ lực, trợ sức tốt cho đàn gà như thuốc bổ, men tiêu hóa, vitamin A, vitamin K,…vào bữa ăn của chúng
  • Nuôi gà với mật độ phù hợp, phân loại theo sức khỏe và độ tuổi
  • Cần cách ly ngay những con gà có dấu hiệu mắc bệnh ký sinh trùng để hạn chế lây lan sang những con khác
  • Ngoài ra có thể sử dụng đèn khử trùng chuồng trại, dùng bẫy côn trùng hoặc nuôi thêm một số loài động vật có ích như kiến, ong,…

Nói chung bệnh ký sinh trùng ở gà là một vấn đề cần được quan tâm đặc biệt cũng như xây dựng hướng phòng ngừa hiệu quả. Việc này đảm bảo đàn gà luôn phát triển khỏe mạnh, không đau ôm, sinh trưởng tốt để mang lại lợi nhuận cao về kinh tế. Bên cạnh đó chủ nuôi cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thú ý để được tư vấn cụ thể điều trị và phòng ngừa bệnh này sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ chăn nuôi.