Bệnh sổ mũi ở gà là một căn bệnh truyền nhiễm tương đối nghiêm trọng, có khả năng gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho chủ nuôi nếu như không phát hiện và chữa trị kịp thời. Chúng lây lan nhanh chóng bằng đường hô hấp. Có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi của gà và nặng nề nhất là dẫn đến tử vong. Trong nội dung bài viết này, Daga88 sẽ giới thiệu thông tin chi tiết về căn bệnh số mũi của gà cũng như các triệu chứng nhận biết và cách chữa trị hiệu quả giúp bạn bảo vệ đàn gà luôn được khỏe mạnh nhất, cùng tìm hiểu ngay thôi nào!
Bệnh sổ mũi ở gà là bệnh gì?
Bệnh sổ mũi ở gà còn được gọi với tên khác là Coryza. Đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có sức ảnh hưởng lớn và gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho chủ trang trại. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, xuất hiện ở mọi tuổi và dễ bị tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Hiện nay bệnh số mũi trên gà được phân ra thành 2 loại là sổ mũi thông thường và sổ mũi truyền nhiễm. Cụ thể:
Bệnh sổ mũi ở gà là bệnh gì?
Bệnh sổ mũi thông thường
Số mũi thông thường phát sinh bởi tác nhân là virus, vi khuẩn, nấm hoặc do ảnh hưởng từ môi trường sống như bụi bẩn, hóa chất, thời tiết thay đổi đột ngột,… Dạng bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần.
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm
Số mũi truyền nhiễm ở gà được gây ra bởi vi khuẩn Haemophilus paragallinarum. Bệnh phát triển nhanh chóng trong môi trường chăn nuôi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, thiếu thông gió, mật độ nuôi cao hoặc gà chưa được tiêm phòng đầy đủ. Sổ mũi truyền nhiễm nguy hiểm hơn số mũi thông thường và đòi hỏi chủ nuôi phải có phương pháp chữa trị phù hợp.
Triệu chứng của căn bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà
Bệnh sổ mũi ở gà dạng truyền nhiễm ngoài đặc trưng là bị chảy nước mũi thì còn có thêm 6 biểu hiện khác mà chủ nuôi có thể quan sát được như sau:
Triệu chứng của căn bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà
- Nghẹt mũi dẫn đến thở khò khè và có đờm
- Phần mặt và đầu gà bị sưng phù bất thường
- Phần mắt viêm, mí mắt có xu hướng dính lại với nhau
- Gà kém ăn, bỏ ăn, lúc nào cũng ủ rũ và nhìn rất ốm yếu
- Bệnh để lâu ngày sẽ thấy phần dịch bên trong mũi đặc dần lại, đóng thành cục như bã đậu. Từ đó khiến cho mũi gà phình to một cách bất thường
- Vào giai đoạn cuối của bệnh sổ mũi truyền nhiễm, gà có thể bị ho và khó thở. Ngoài ra chất lượng trứng giảm rõ rệt ở con mái
Bên cạnh đó những con gà bị sổ mũi truyền nhiễm khi mang đi giải phẫu thì các bệnh tích có thể dễ dàng nhận biết và thường tập trung chủ yếu quanh khu vực mắt, đầu và mũi.
- Kết mạc mắt viêm đỏ, có nhiều nốt xuất huyết hoặc có thể bị hoại tử nếu bị nặng
- Đầu bị phù thũng
- Xoang mũi sưng phù, có dịch viêm màu xanh lục hoặc màu vàng và có lẫn mủ
Nói chung mức độ tổn thương trong quá trình giải phẫu sẽ khác nhau tùy theo từng giai đoạn bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ. Do đó việc chuẩn đoán bệnh này chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ thú y dựa theo kết quả khám lâm sáng, xét nghiệm và giải phẫu.
Cách chữa trị bệnh sổ mũi ở gà hiệu quả
Tùy theo từng loại bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ sẽ có tương ứng cách chữa trị bệnh sổ mũi ở gà khác nhau. Cho nên việc quan trọng nhất là chủ nuôi phải xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể chữa trị được hiệu quả và triệt để nhất.
Cách chữa trị bệnh sổ mũi ở gà hiệu quả
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi gà đá
Chữa bệnh sổ mũi thông thường
Ngay khi chủ nuôi thấy gà bị sổ mũi thì nên thực hiện chữa trị ngay thì gà mới nhanh khỏi bệnh cũng như hạn chế phát sinh các mầm bệnh liên quan. Cụ thể:
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo luôn có sự thoáng mát, có ánh nắng mặt trời để tránh bị ẩm mốc. Nên dùng thêm bóng đèn hay thiết bị sưởi ấm cho gà vào mùa đông
- Nếu gà mới bị bệnh sổ mũi thông thường, cho chúng uống nước gừng tươi pha với nước. Duy trì 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 ngày là sẽ khỏi
- Nếu gà sổ mũi, khò khè nặng hơn thì hãy dùng kháng sinh đặc trị cho bệnh hô hấp trên gà như MEBI-TICOSIN 20%, TILMI ORAL theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Dùng liên tục từ 5 – 7 ngày là sẽ khỏi
- Đồng thời hãy bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp gà nhanh lành bệnh hơn
Chữa bệnh sổ mũi truyền nhiễm
Đối với dạng bệnh sổ mũi ở gà truyền nhiễm thì chữa trị có phần phức tạp và lâu hơn. Cụ thể:
Chữa bệnh sổ mũi truyền nhiễm
- Đầu tiên bạn hãy cách ly riêng những con bị bệnh để tiện theo dõi và chăm sóc. Sau đó vệ sinh chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi thật sạch sẽ. Nhớ phun khử trùng bằng MEBI-IODINE 1 tuần 1 lần
- Dùng kháng sinh đặc trị cho bệnh Coryza ở gà như TILMI ORAL,AMOX AC 50% hoặc MEBI-ENROFLOX ORAL. Bên cạnh đó cần dùng thuốc long đờm BROMHEXINE để gà thở dễ hơn, đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc
- Bên cạnh đó cần tăng cường sức đề kháng và tăng trợ lực cho gà bằng các sản phẩm như Vitamin C 15% hay MEBI-ORGALYTE,…
Biện pháp phòng ngừa bệnh sổ mũi ở gà
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh số mũi ở gà phát sinh thì chủ nuôi có thể áp dụng ngay 5 biện pháp sau đây:
Biện pháp phòng ngừa bệnh sổ mũi ở gà
- Để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi 1 thời gian để triệt bỏ mầm bệnh
- Phun thuốc sát trùng định kỳ cho chuồng trại theo liều lượng quy định của nhà sản xuất
- Thay đệm lót chuồng, không để chuồng bị gió lùa vào khiến cho gà dễ bị nhiễm lạnh
- Tiêm phòng vaccine phòng ngừa bệnh Coryza 1 lần khi gà được 4 tuần tuổi và 1 lần khi gà 6 tuần tuổi
- Dành thời gian quan sát các biểu hiện của gà, khi thấy có những dấu hiệu lạ thì cần triển khai biện pháp khắc phục ngay bằng cách cách ly để tránh lây lan và áp dụng theo phương pháp chữa trị đã trình bày ở trên
Như vậy có thể thấy rằng bệnh sổ mũi ở gà có thể được điều trị dễ dàng và đạt hiệu quả cao nếu như chủ nuôi phát hiện kịp thời cũng như áp dụng đúng biện pháp. Ngay khi ngờ ngờ gà mắc bệnh thì phải liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất. Tuy nhiên việc phòng bệnh vẫn luôn là phương án được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cho đàn gà. Do đó hãy chú ý thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cung cấp cho gà đủ chất dinh dưỡng và tiêm phòng định kỳ cho gà bạ