Cách Chữa Bệnh EDS Ở Gà Hiệu Quả Từ Chuyên Gia Dinh Dưỡng

Cách chữa bệnh EDS

Cách chữa bệnh EDS cho gà là một trong những vấn đề khiến nhiều chủ nuôi đau đầu trong thời điểm hiện nay. Tuy EDS không thể khiến cho gà mái tử vong thế nhưng căn bệnh này làm cho chất đẻ trứng suy giảm đáng kể. Cùng Daga88 tìm ra cách chữa EDS cho gà mái chi tiết qua bài viết ngay sau đây! 

Daga88 hướng dẫn cách chữa bệnh EDS cho gà mái thời kỳ đẻ trứng

Daga88 hướng dẫn cách chữa bệnh EDS cho gà mái thời kỳ đẻ trứng

Thông tin cơ bản về hội chứng EDS trên gà

Bệnh EDS trên gà hay còn được biết đến là hội chứng giảm đẻ. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm không gây ảnh hưởng đến tính mạng gà tuy nhiên nó khiến cho việc sinh sản của gia cầm bị suy giảm. Điều này làm giảm năng suất sinh nở ở gà gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho chủ nuôi. 

Nguyên nhân gây bệnh

Trước khi tìm cách chữa bệnh EDS trên gà đẻ thì anh em cần biết được nguyên nhân khiến gia cầm mắc bệnh. Hội chứng EDS trên gà đẻ do virus thuộc nhóm Adenovirus gây ra. Các cá thể trong đàn lây truyền cho nhau theo hai con đường chính như sau:

  • Lây truyền dọc: bệnh lây lan từ bố mẹ sang gà con qua trứng bị nhiễm virus.
  • Lây truyền ngang: gà trong đàn lây truyền lẫn nhau qua thức ăn, nước uống, không khí do được nuôi nhốt chung trong chuồng. 
Bệnh EDS lây lan trên gà mái đẻ trứng qua những con đường nào?

Bệnh EDS lây lan trên gà mái đẻ trứng qua những con đường nào?

Đối tượng nhiễm bệnh

Đối tượng nhiễm bệnh chính là những loại gà thịt, gà đẻ trứng giống khoảng từ 25 – 36 tuần tuổi sống trong mật độ chăn nuôi cao. Lúc này, gia cầm đang trong giai đoạn khai thác trứng mạnh nhất. 

Gà mái mắc EDS mang lại hậu quả ra sao cho người nuôi?

Trứng gà là một trong những thực phẩm được tiêu thụ rất nhiều hiện nay. Chính vì vậy nhiều trang trại chọn cách nuôi gà đẻ vừa bán được thịt lại kinh doanh được trứng của chúng. 

Tuy nhiên theo thống kê cho thấy mỗi cá thể gà đẻ mắc EDS có khả năng suy giảm tới 50% sản lượng trứng sản sinh trong mỗi mùa. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi cá thể có thể bị giảm đi 12 – 15 quả trứng. Đối với những trang trại số lượng gà đẻ lên đến vài nghìn cá thể đây chính là một tổn thất về kinh tế rất lớn.

Nếu không tìm phương pháp phòng bệnh và cách chữa bệnh EDS có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng. Gà bệnh không những làm cho chủ nuôi lỗ vốn mà còn rất khó bán ra trên thị trường. Ngoài ra, việc tiêu huỷ gà bệnh cũng rất khó khăn. Chủ nuôi ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan khi không thể bán cũng không thể tiêu huỷ những cá thể mắc bệnh. 

Triệu chứng và bệnh tích khi gà nhiễm EDS

Khi gà nhiễm EDS sẽ có những triệu chứng và bệnh tích rõ ràng như sau: 

Triệu chứng

Quan sát kỹ gia cầm để dễ dàng nhận thấy các biểu hiện nhiễm bệnh EDS ở gà như sau:

  • Bệnh EDS ở gà thường kéo dài trong vòng từ 6 – 12 tuần.
  • Kích thước trứng nhỏ hơn bình thường, vỏ trứng thường có màu trắng ợt.
  • Hình trạng trứng có phần bị méo mỏ, vỏ trứng mỏng và dễ vỡ. 
  • Bề mặt vỏ trứng mỏng, hơi xù xì, trứng nhám và có những hạt nhỏ li ti nổi lên trên mặt vỏ.
  • Kèm theo đó là sản lượng đẻ trứng của gà bị giảm đột ngột ( 20% – 40% thậm chí là 50% ).
  • Lòng trắng trứng gà có dấu hiệu bị loãng, lòng đỏ nhạt màu.
  • Riêng gà nhiễm bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Một vài cá thể có thể bỏ ăn, bị tiêu chảy trong 1 – 2 ngày và mào dần trở nên nhợt nhạt.

Tuy nhiên, nhìn chung đa số cá thể gà không có quá nhiều thay đổi khi mắc phải chứng bệnh này. Quan sát được triệu chứng chính xác anh em có thể nhanh chóng tìm cách chữa bệnh EDS cho gà hiệu quả. 

Triệu chứng dễ quan sát ở trứng gà mái mắc EDS 

Bệnh tích

Bệnh EDS ở gà ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gà vậy nên nó chủ yếu để lại bệnh tích ở buồng trứng như sau:

  • Buồng trứng và ống dẫn trứng có dấu hiệu bị viêm, bị teo nhỏ khiến cho gà không thể sản sinh trứng chất lượng.
  • Trứng non không phát triển được.
  • Gà mái đẻ còn có dấu hiệu bị viêm tử cung, thuỷ thúng.
Bệnh tích ở buồng trứng gà mái mắc bệnh EDS nặng

Bệnh tích ở buồng trứng gà mái mắc bệnh EDS nặng

Cách chữa bệnh EDS và phòng ngừa hội chứng giảm đẻ cho gà mái

Theo thông tin Daga88 tìm hiểu, hiện nay cách chữa bệnh EDS triệt để vẫn là một vấn đề khiến nhiều chuyên gia y tế đau đầu. Đến bây giờ thuốc đặc trị hội chứng suy giảm đẻ ở gà mái vẫn chưa được công bố. Chính vì vậy, bà con phải thực hiện nghiêm ngặt những khuyến cáo phòng bệnh sau đây:

  • Chọn mua gà giống ở những cơ sở chất lượng, có giấy tờ chứng minh sức khoẻ của gia cầm.
  • Phun sát trùng chuồng trại 2 tuần mỗi lần, đảm bảo giữ vệ sinh chặt chẽ.
  • Tránh nuôi gà ở mật độ quá cao, chuồng nuôi phải đảm bảo thông thoáng không khí.
  • Khi gà 15 – 16 tuần tuổi sư kê nên bắt đầu tiến hành tiêm vacxin cho gà để chúng có đề kháng với bệnh. 
  • Thường xuyên cung cấp các loại thức ăn giàu dưỡng chất kết hợp với các loại thực phẩm chức ăn giúp gà tăng sức đề kháng và miễn dịch tự nhiên. 
Daga88 hướng dẫn cách chữa trị và phòng ngừa hội chứng giảm đẻ ở gà mái

Daga88 hướng dẫn cách chữa trị và phòng ngừa hội chứng giảm đẻ ở gà mái


Với những chia sẻ của Daga88 hi vọng anh em có thể áp dụng thành công cách chữa bệnh EDS ở gà hiện nay. Truy cập website Daga88 để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về các loại bệnh thường g