Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà thường xảy ra ở những đàn gà có số lượng quá lớn. Hiện nay, bệnh lý này cũng khiến rất nhiều chủ kê đau đầu tìm cách chữa trị cho gà cưng. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh gà bị suy dinh dưỡng kịp thời cùng Daga88.
Cùng Daga88 tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng gây nên bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà là gì?
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà hay còn được bà con gọi là bệnh suy dinh dưỡng ở gia cầm. Đây là một loại bệnh lý thường xuyên xuất hiện ở một vài cá thể trong đàn. Tuỳ vào tình trạng và nguyên nhân gây suy dinh dưỡng người nuôi có thể chẩn đoán mức độ nặng nhẹ ở từng cá thể.
Dù gà mắc suy dinh dưỡng ở bất kỳ mức độ nào cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến thể trạng và tinh thần của chúng. Chính vì vậy, sư kê cần phải quan sát và phát hiện kịp thời để ngăn chặn trường hợp xấu nhất xảy ra.
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gia cầm – bệnh lý suy dinh dưỡng thường gặp ở gà đá
Nguyên nhân khiến gà bị thiếu hụt dinh dưỡng
Sau đây là 5 nguyên nhân chính khiến gà bị thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình phát triển:
Chế độ dinh dưỡng ở gia cầm mất cân bằng
Gà đá không được đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu dẫn đến sự mất cân bằng cách nhóm chất trong cơ thể. Nguyên nhân này cũng có thể khiến chúng dễ dàng bị còi cọc và mất dần thể trạng.
Đối với gà đá việc bổ sung rất nhiều protein mỗi ngày cực kỳ quan trọng. Chúng cần phải có đủ năng lượng để áp dụng chế độ luyện tập dày đặc và khắt khe mỗi ngày. Chính vì vậy, gà chọi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng rất dễ bị xuống sức và stress bỏ ăn dẫn đến còi cọc.
Chế độ ăn mất cân bằng khiến gà bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng
Nguồn thức ăn
Thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà. Thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc không những mất hết chất dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Khiến gà bị mắc các bệnh về đường tiêu hoá dẫn đến chán ăn, bỏ ăn và còi cọc.
Hệ tiêu hoá kém
Có những cá thể sinh ra đã có hệ tiêu hoá, đường ruột khá kém dẫn đến việc gia cầm không thể hấp thu được hết những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm được cung cấp hàng ngày.
Gà đang mắc các bệnh lý về tiêu hoá
Ngoài ra, gia cầm còn rất dễ mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hoá mà sư kê rất khó nhận biết. Các bệnh lý này có thể lây lan nhanh chóng trong đàn gà khiến chúng bỏ ăn và dẫn đến việc bị thiếu hụt dinh dưỡng và còi cọc.
Các bệnh lý về đường tiêu hoá khiến gà bỏ ăn dẫn đến suy dinh dưỡng
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi gà chuẩn được daga88 tổng hợp
Môi trường sống không phù hợp với gia cầm
Nuôi gà ở mật độ quá cao thường dẫn đến việc các cá thể trong đàn thường xuyên tranh giành thức ăn. Những cá thể có sức khoẻ đều dành được những phần ăn nhiều hơn. Chính vì vậy không phải cá thể nào trong đàn cũng có thể tiếp cận đầy đủ nguồn thức ăn và nước uống.
Ngoài ra, môi trường sống với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể khiến gia cầm bị stress và bỏ ăn dài ngày.
Môi trường sống quá dày đặc khiến lượng thức ăn bất cân bằng cho mỗi cá thể
Biểu hiện thường thấy khi gà mắc bệnh thiếu hụt dinh dưỡng
Khi bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà tái phát gia cầm thường có những biểu hiện như sau:
Biểu hiện gà đá thiếu khoáng chất
- Gà thiếu Calci, phospho: gà có khung xương yếu, vỏ trứng mỏng và chất lượng ấp nở không thật sự đồng đều.
- Gà thiếu Magie: bị co giật và chết đột ngột bất cứ lúc nào.
- Gà thiếu Mangan: có dấu hiệu ảnh hưởng thần kinh, gà thường đứng và đi không vững và khả năng ấp nở giảm sút nghiêm trọng.
- Gà thiếu sắt, đồng: thiếu máu khiến da xanh xao và không tập trung, sức bền kém, dễ choáng váng đau đầu.
- Gà thiếu kẽm: lông xơ xác và còi cọc kén ăn.
- Gà thiếu Selenium: da gà bị tích nước phía dưới.
Những biểu hiện thường thấy khi gà bị thiếu hụt dinh dưỡng, khoáng chất
Biểu hiện gà đá thiếu hụt các loại vitamin
Đối với những cá thể bị thiếu hụt các loại vitamin thì sẽ có những biểu hiện dễ quan sát như sau:
- Thiếu Vitamin A, D3: gà mái bị giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng, lòng đỏ trứng khá nhạt.
- Thiếu Vitamin E: gà dễ bị sưng khớp và chóng mặt quay cuồng.
- Thiếu Vitamin K: gà bị mắc các vấn đề về máu chậm đông hoặc xuất huyết từ trong xương.
- Thiếu Vitamin B1: gà bị giảm thèm ăn và viêm đa dây thần kinh.
- Thiếu Vitamin B2: gà có khả năng bị còi cọc, chậm lớn và sản lượng trứng thấp.
- Thiếu Vitamin B5: gà bị viêm da nhẹ và bị đóng vảy cứng ở phần mỏ, thân.
- Thiếu Vitamin PP: gà bị viêm khớp, tiêu chảy kết hợp, viêm lưỡi và mắc các bệnh liên quan đến khoang miệng.
- Thiếu Vitamin B12: gà bị chậm lớn và chết phôi, sản lượng ấp nở bị giảm đáng kể.
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà dẫn đến những tác hại nào?
Bệnh suy dinh dưỡng mang lại rất nhiều tác hại nghiêm trọng cho gà đá mà sư kê nên biết. Đầu tiên, đối với gà đá việc thiếu hụt dinh dưỡng khiến chúng không đủ thể lực để đáp ứng lịch tập luyện dày đặc mỗi ngày. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thi đấu sau này của chiến kê.
Chưa kể, gà bị thiếu hụt dinh dưỡng rất dễ bị suy giảm hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ bị các loại virus gây bệnh nguy hiểm tấn công và dẫn đến tử vong trong một thời gian ngắn.
Cách phòng và chữa trị bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà
Để phòng và chữa trị bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà hiệu quả bà con phải đảm bảo tuân thủ theo những đều Daga88 chia sẻ ngay sau đây:
Hướng dẫn phòng bệnh
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho gà đá như: thóc, ngô, gạo, chất khoáng và Protein.
- Nguồn thực phẩm cung cấp cho gà mỗi ngày phải đảm bảo có nguồn gốc, không hư hỏng.
- Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hoá cho gà đá theo liều lượng định kỳ để hệ tiêu hoá của gia cầm được khoẻ mạnh.
- Nuôi gà ở mật độ vừa phải để phân bố đầy đủ thức ăn đến từng cá thể.
- Thường xuyên bổ sung các loại vitamin và kháng thể tự nhiên vào thức ăn để gia cầm gia tăng hệ miễn dịch.
Daga88 hướng dẫn phòng bệnh và chữa trị gà bị suy dinh dưỡng
Thuốc chữa trị suy dinh dưỡng ở gà đá
Nếu gà mắc suy dinh dưỡng, thiếu hụt nguyên nhân do mắc các bệnh lý về đường tiêu hoá sư kê bắt buộc phải chữa trị bằng cách các loại thuốc đặc trị. Đầu tiên, bà con hãy xác định và chẩn đoán đúng nguyên nhân khiến gà chán ăn và thiếu hụt dinh dưỡng.
Sau đó đến quầy thuốc thú y gần nhất để được tư vấn và cung cấp các loại thuốc đặc trị hiệu quả nhất hiện nay. Lưu ý bà con nên tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng được bác sĩ khuyến cáo.
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng ở gà hoàn toàn có thể chữa trị nếu sư kê để ý đến gia cầm và phát hiện kịp thời. Anh em có thể truy cập ngay Daga88 để tìm hiểu thêm thông tin về những bệnh lý