Bệnh hen gà thường xuyên xuất hiện ở gia cầm với những biểu hiện rõ ràng trong quá trình hô hấp. Đây cũng là một chứng bệnh đáng lo ngại ở gà với mức độ lây lan khá nhanh. Vì vậy, bà con hãy cùng Daga88 theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu cách chữa trị bệnh hen ở gà hiệu quả nhất hiện nay.
CÙng Daga88 tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh hen gà hiệu quả
Bệnh hen gà là gì? – Nguyên nhân gà mắc bệnh hen
Bệnh hen gà hay còn được nhiều bà con biết đến với cái tên các như bệnh CRD ở gà. Gà mắc phải bệnh hen bị nhiễm phải một loại vi khuẩn có tên gọi là Mycoplasma Gallisepticum. Vi khuẩn này tồn tại trong cơ thể gà và xuất hiện khi những yếu tố như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc hệ miễn dịch cơ thể gia cầm bị suy giảm.
Ở môi trường bên ngoài, vi khuẩn này chỉ tồn tại được khoảng từ 1 – 3 ngày. Trong chất nhầy chúng có thể tồn tại từ 4 – 5 ngày. Đặc biệt, loại vi khuẩn này có thể tồn tại hơn 3 tuần trong lòng trắng trứng.
Daga88 giải thích chi tiết khái niệm về bệnh hen gà
Con đường lây truyền bệnh hen – CRD ở gà
Gia cầm từ 2 – 12 tuần tuổi hoặc gà mái sắp đẻ trứng có khả năng cao mắc bệnh hen nhất. Đặc biệt, căn bệnh này có khả năng bùng phát mạnh mẽ trong mùa đông và mùa xuân. Lúc này, thời tiết bắt đầu trở lạnh và mùa xuân độ ẩm tăng nhanh. Vì vậy, vào thời điểm này các loại gia cầm mắc bệnh hen tăng cao đặc biệt là gà:
- Bệnh hen gà lây truyền theo chiều dọc: từ cá thể gà bố mẹ sang gà con hoặc lây qua trứng. Đây là con đường lây truyền bệnh nhanh chóng và khó dập tắt nhất thời điểm hiện tại.
- Bệnh hen ở gà có thể lây qua các dụng cụ công nghiệp, dụng cụ ăn uống hoặc lây qua tiếp xúc giữa cá thể gà bệnh và gà khoẻ. Đặc biệt, gà sống trong môi trường nhiều bụi phân với chất độn chuồng không được thay thế thường xuyên cũng rất dễ mắc bệnh.
Triệu chứng bên ngoài và bên trong khi gà mắc bệnh hen
Bệnh hen gà xuất hiện ở gia cầm cùng những triệu chứng bên ngoài và bên trong cơ thể như sau:
Triệu chứng bên ngoài
Ở giai đoạn đầu, gà mắc bệnh hen thường có biểu hiện bị bong mỏ và sưng mắt, sưng mặt. Có những cá thể thậm chí còn không mở được mắt khi mắc bệnh. Ngoài ra, do cơ thể mệt mỏi nên gà còn đi kèm dấu hiệu bị ủ rũ và xù lông khi mắc bệnh. Lâu dần, gia cầm trở nên chán ăn và bắt đầu trở nên ốm yếu suy nhược cơ thể.
Các triệu chứng thường thấy bên ngoài và bên trong khi gà mắc bệnh hen
Triệu chứng bên trong
Nếu không được kịp thời chữa trị gà sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn nặng hơn với những triệu chứng bên trong cơ thể. Gia cầm có thể bị viêm xoang, viêm kết mạc. Những bệnh lý trên tích tụ khiến gà bị sưng mắt dẫn đến việc chán ăn, bỏ ăn.
Ngoài ra, anh em quan sát có thể thấy gà há miệng thở và có chất nhớt chảy ra từ miệng gia cầm. Bà con cần chú ý một điều rằng gà trống thường có nhiều biểu hiện nặng hơn gà mái.
Cách chữa bệnh hen gà bằng các loại thuốc
Để chữa bệnh hen gà hiệu quả anh em có thể cho gia cầm sử dụng những loại thuốc như sau:
Thuốc trị gà bị hen – khò khè hiệu quả
Với trường hợp gà bị khò khè với những triệu chứng nhẹ, há miệng thở nhưng chưa có dấu hiệu bị sưng mắt hay viêm giác mạc thì có thể cho gia cầm sử dụng thuốc kháng sinh như:
- CRD – Pharm (1g/ 1 lít nước)
- Corymax – Pharm (1g/ 1 lít nước)
- D.T.C Vit (2g/ 1 lít nước)
Nên cho gà dùng theo định lượng và thời gian được khuyến cáo trên bao bì để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất!
Chữa gà bị khò khè với thuốc trị hen hiệu quả
Thuốc kháng khuẩn – kháng sinh trị gà bị hen
Để trị gà bị hen và tránh bị lây nhiễm chéo trong đàn anh em cần phải để cho gia cầm sử dụng thuốc với phác đồ điều trị như sau: cho gà sử dụng kháng khuẩn Pharpoltrrim (10/ 6 lít nước). Sau đó kết hợp để gà dùng thuốc trị khó thở Phar Pulmovet mỗi ngày một lần theo một mốc thời gian nhất định.
Xem thêm : kỹ thuật nuôi gà chuẩn được chuyên gia tổng hợp tại daga88
Thuốc đặc trị gà bị hen – CRD
Trường hợp gà có những triệu chứng khó thở kèm theo viêm kết mạc, sưng mắt thì có khả năng cao chúng đã mắc phải bệnh CRD cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, anh em hãy cho gia cầm sử dụng thuốc đặc trị với phác đồ như sau:
- Nhỏ trực tiếp thuốc kháng sinh Phargentylo vào mắt gà 5 giọt mỗi lần, mỗi ngày 2 lần.
- Cho gà sử dụng song song với thuốc uống Pharbiozym hoặc Phartigum B theo liều lượng giúp hạ sốt, giảm sưng viêm và tiêu hoá hiệu quả.
Hướng dẫn sư kê sử dụng thuốc đặc trị hen ở gà hiệu quả
Tiêm kháng sinh chữa gà bị hen trực tiếp
Ngoài ra, anh em vẫn có thể lựa chọn tiêm trực tiếp vào bắp gia cầm những loại thuốc kháng sinh đặc trị bệnh hen gà như Combi – Pharm hoặc Phar – Combido theo liều lượng được nhà sản xuất khuyến cáo hoặc được bác sĩ kê đơn để đạt hiệu quả tối ưu.
Tiêm trực tiếp kháng sinh chữa khò khè cho gà trong thời gian bị bệnh
Cách chữa bệnh hen gà bằng tỏi hiệu quả
Có rất nhiều sư kê lựa chọn chữa bệnh hen gà bằng phương pháp dân gian như sử dụng tỏi theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Chữa bệnh hen ở gà bằng tỏi giai đoạn đầu
Khi mới chớm bệnh gà sẽ có biểu hiện thở khò khè, chán ăn và ủ rũ. Lúc này, bà con có thể giã nát tỏi trộn cùng cơm nóng cho gà sử dụng mỗi ngày. Hoặc anh em hãy chắt nước tỏi và cho gà uống hàng ngày để gia cầm mau phục hồi thể trạng, dễ dàng tiêu hoá và giảm khò khè.
Chữa bệnh hen ở gà bằng tỏi giai đoạn trở nặng
Khi gà đã có dấu hiệu bị trở nặng sư kê cần sử dụng tỏi cùng với chế độ chăm sóc cực kỳ đặc biệt:
- Cho gà ăn thêm thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng trộn cùng với tỏi băm nhuyễn. Lưu ý, nếu thức ăn cung cấp cho gà được xay nhỏ và sử dụng lại càng phát huy hiệu quả.
- Có thể dùng tỏi ngâm rượu để trộn lẫn cùng nước để gà uống mỗi ngày.
- Kết hợp bổ sung cùng các loại kháng sinh cần thiết để tăng sức đề kháng cho gia cầm.
- Lưu ý sư kê phải tách gà bệnh ra khỏi đàn khoẻ mạnh để tránh lây lan chéo diện rộng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh hen gà mà Daga88 muốn chia sẻ đến quý sư kê hiện nay. Để chữa trị bệnh hen ở gà hiệu quả anh em nên kết hợp cùng chế độ chăm sóc đặc biệt để gia cầm mau chóng phục hồi thể trạng tốt nhất!