Có rất nhiều nguyên nhân khiến gia cầm mắc bệnh đậu gà tràn lan tại thời điểm hiện nay. Vậy phải làm thế nào để chữa trị và phòng ngừa bệnh đậu da gà hiệu quả nhất? Hãy cùng Daga88 tìm hiểu những thông tin chi tiết về chứng bệnh này và cách điều trị đậu da cho gia cầm nhanh chóng nhất!
Cùng Daga88 tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị bệnh đậu gà hiệu quả nhất hiện nay
Bệnh đậu gà là gì?
Đậu gà là một loại bệnh truyền nhiễm trên gia cầm bởi một loại virus gây nên mụn đậu. Gà mắc bệnh thường xuất hiện những nốt đậu to bằng hạt đỗ ở những vùng da không lông như mào, mắt hoặc đầu.
Bệnh này có thể gây tăng sinh và thoái hoá lớp thượng bì tại biểu mô đường hô hấp như miệng, hầu, họng và thực quản. Nếu không có biện pháp phòng ngừa thì có thể khiến 10 – 95% cá thể gà trong đàn mắc bệnh, tỷ lệ chết là 2 – 3%.
Bệnh đậu gà – một loại bệnh được lây lan bằng virus trên cơ thể gia cầm gây mụn đậu
Nguyên nhân gây bệnh đậu gà ở gia cầm
Bệnh đậu gà ở da cầm được gây nên bởi một loại virus có tên Fowl Pox cấu tạo ADN thuộc sợi đôi nhóm Avipox Virus họ Poxviridae. Loại virus này nhân rộng và phát triển trong tế bào thượng bì của gia cầm. Đặc biệt, chúng sinh sôi mạnh mẽ ở những khu vực có môi trường nóng, khô hanh ẩm ướt hoặc thậm chí có thể sống sót trong mùa rét.
Tuy nhiên, Virus đậu gà dễ dàng bị tiêu diệt ở lượng nhiệt 50 độ C trong vòng 30 phút, 60 độ C trong vòng 6 phút. Gà dễ dàng mắc bệnh đậu thường lây lan qua những con đường sau:
- Lây lan qua vết trầy trên da của gà, qua những vết cắn mổ nhau.
- Bệnh lây qua đường không khí khi gà khoẻ mạnh tiếp xúc quá nhiều với gà bệnh.
- Lây lan qua các loại côn trùng như ruồi, muỗi hoặc rận.
- Gà bệnh cùng sử dụng dụng cụ ăn uống, chung chuồng trại với gia cầm khoẻ mạnh.
Bệnh thường xuyên bắt gặp ở những loại gia cầm như bồ câu, gà Tây, các loài chim hoang dã và gà ở độ tuổi hệ miễn dịch kém.
Nguyên nhân gây lây lan mụn đậu ở gia cầm
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi gà đá chuẩn được daga88 tổng hợp
Bệnh đậu gà ở gia cầm có triệu chứng ra sao?
Bệnh fowl pox ở gia cầm có những biểu hiện chính tuỳ theo 3 trường hợp cụ thể như sau:
Thể ngoài da
Đậu gà thể ngoài da có thể xuất hiện ở cả gà tơ và những cá thể đã trưởng thành. Mụn đậu bắt đầu xuất hiện ở mào, tích, xung quanh miệng, mũi và ngón chân. Ban đầu, những nốt mụn này chỉ là các nốt sần nhỏ có màu trắng rồi từ từ tăng kích thước to dần thành các nốt mụn nước màu xám.
Sau một thời gian nữa, mụn đậu bắt đầu vỡ ra và khô lại rồi đóng vảy thành những vết sẹo trên cơ thể gà. Tuy nhiên, trong khi mụn đậu vỡ ra rất dễ bị nhiễm trùng. Lúc này, da gà có thể bị hoại tử vô cùng nghiêm trọng.
Thể niêm mạc
Thể niêm mạc hay còn được gọi là thể ướt có biểu hiện trầm trọng hơn thể ngoài da khá nhiều. Gà bị mụn đậu da ở thể này thường ủ rũ, mệt mỏi kèm theo triệu chứng sốt cao.
Đặc biệt, trên cơ thể còn xuất hiện các lớp màng giả ở niêm mạc phần trên đường hô hấp. Nếu bóc lớp màng này có thể gây xuất huyết hoặc dễ dàng quan sát được lớp niêm mạc màu đỏ tươi.
Lớp màng ảo thường dày ở phần mũi, mắt và gây hiện tượng mủ quanh mắt và xoang mũi. Điều này dễ khiến gia cầm ngạt thở, mù mắt lâu dần khiến chúng còi cọc và tử vong.
Các thể bệnh nhiễm mụn đậu ngoài da và niêm mạc
Thể hỗn hợp
Gà con từ 3 – 5 tuần tuổi thường mắc phải bệnh đậu gà thể hỗn hợp. Tuy nhiên, thể hỗn hợp của bệnh mụn đậu gà khá nghiêm trọng những triệu chứng xuất hiện cả ngoài da và trong cơ quan nội tạng của gia cầm. Nếu chăm sóc không kỹ càng tỷ lệ tử vong cực kỳ cao.
Bệnh tích khi gia cầm mắc bệnh Fowl Pox
Gia cầm mắc bệnh đậu gà có biểu hiện bệnh tích rõ ràng như sau:
- Gà mắc mụn đậu thường sụt cân nhanh chóng, trở nên gầy yếu do những vết mụn đậu khiến chúng gặp khó khăn trong việc ăn uống.
- Các nốt mụn xuất hiện trên da gà to bằng hạt đỗ, dây thanh quản có biểu hiện viêm kéo dài không dứt.
- Nốt mụn khi bể rất dễ bị viêm và loang lên nhiều vùng da trên cơ thể. Nghiêm trọng hơn còn có thể gây tụ huyết thành từng mảng.
- Ở các bộ phận trong nội tạng như phổi bị tích nước, khí quản chứa rất nhiều dịch nhầy lẫn bọt khí trắng đục.
Gà mắc mụn đậu có dấu hiệu bệnh tích ra sao?
Phác đồ chữa trị bệnh trái gà triệt để
Sau đây, Daga88 xin hướng dẫn cách chữa trị bệnh đậu gà triệt để với phác đồ cụ thể như sau:
Thể ngoài da
Đầu tiên bà con nên xử lý các vết đậu mụn trên cơ thể gà bằng cách: sử dụng Xanh Methylen hoặc Glycerin 10% giúp sát khuẩn và khiến các nốt mụn nhanh khô cồi và bong tróc. Mỗi ngày cần bôi cho gà 2 lần, sau 3 – 4 ngày các nốt mụn đậu sẽ hết.
Thể niêm mạc
Khi gia cầm mắc bệnh đậu gà thể niêm mạc sư kê cần phải áp dụng song song việc sát khuẩn bên ngoài và chữa trị bên trong như sau:
- Đầu tiên sát trùng cho gà bằng các loại thuốc xanh Methylen hoặc Glycerin trong vòng 3 – 4 ngày.
- Sử dụng các loại thuốc thú y như Oxytetracycline hoặc Neomycin nhỏ vào mồm cho gà đang bị bệnh.
- Trong quá trình gà điều trị có thể pha Az Genta – Tylosin vào đồ ăn nước uống sử dụng trong liệu trình 3 – 5 ngày. (100g/50 lít nước uống hoặc 100g/ 50kg thức ăn)
- Hoặc chủ nuôi có thể pha Ampicoli Extra pha nước uống trong vòng 3 – 5 ngày liên tục (5g/10 lít nước uống mỗi ngày)
Daga88 hướng dẫn cách chữa mụn đậu ở gà hiệu quả
Cách phòng bệnh Fowl Pox
Để phòng bệnh đậu gà phát tán và lây lan không kiểm soát anh em cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống triệt để như sau:
- Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm cho gia cầm hàng ngày, đặc biệt pha lẫn thêm nhiều chất kháng sinh tự nhiên hoặc vitamin vào thực phẩm hàng ngày cho gà.
- Dụng cụ ăn uống và chuồng trại sinh sống hàng ngày của gà phải thường xuyên được khử khuẩn.
- Môi trường sống đảm bảo thoáng đãng, mật độ nuôi nhốt vừa phải.
Bệnh đậu gà nếu như phát hiện sớm hoàn toàn có thể nhanh chóng chữa trị. Chính vì vậy, anh em hãy áp dụng những phương pháp điều trị được Daga88 chia sẻ ở trên để giúp gà mau chóng khỏi bệnh