Bệnh cầu trùng ở gà là một căn bệnh rất dễ mắc phải nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đây cũng chính là mối lo lắng của rất nhiều chủ nuôi trong thời điểm hiện nay. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để biết được nguyên nhân và dấu hiệu của gà nhiễm viêm cầu trùng từ đó tìm ra hướng điều trị nhanh chóng!
Daga88 cung cấp thông tin về bệnh cầu trùng ở gà và hướng điều trị kịp thời
Thông tin sơ lược về bệnh cầu trùng ở gà
Đầu tiên, anh em hãy cùng Daga88 tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh cầu trùng ở gia cầm:
Bệnh cầu trùng ở gia cầm là gì?
Bệnh cầu trùng là một loại ký sinh trùng thường xảy ra ở những cá thể gia cầm như gà, chim bồ câu hay các loài chim sẻ,…Đây là loại bệnh được hình thành từ ký sinh trùng Eimeria tenella trong manh tràng và ruột gà, Eimeria necatrix trong ruột non.
Bệnh cầu trùng lây lan rất nhanh ở trong môi trường chuồng trại. Đặc biệt, gà tơ từ 2 – 8 tuần tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh cầu trùng nhất.
Bệnh cầu trùng trong cơ thể gà phát triển bởi ký sinh trùng Eimeria tenella Eimeria necatrix
Nguyên nhân lây lan bệnh cầu trùng trên cơ thể gà
Nang cầu trùng tồn tại dai dẳng rất lâu trong môi trường và khá khó để tiêu diệt. Chính vì vậy căn bệnh này có thể lây lan qua rất nhiều hình thức khác nhau những chủ yếu là do tiêu hoá.
Gà phóng uế bừa bãi lên chuồng nuôi, dụng cụ ăn uống khiến cho những cá thể khác cùng sinh sống dễ dàng bị nhiễm.
Bệnh cầu trùng và tác hại lên cơ thể gà
Gà bị mắc cầu trùng phải đối diện với chứng biếng ăn, hệ tiêu hoá và manh tràng bị bào mòn nên rất dễ sụt cân còi cọc dẫn đến việc tử vong. Tỷ lệ tử vong trung bình của bệnh cầu trùng lên đến 20% – 30%.
Các biểu hiện của bệnh cầu trùng trên cơ thể gà
Bệnh cầu trùng ở gà biểu hiện qua 3 thể bệnh khác nhau như thể mãn tính, thể cấp tính và thể mang trùng cụ thể như sau:
Thể cấp tính
Ở thể cấp tính sau khi nhiễm bệnh bà con có thể thấy gà bắt đầu có dấu hiệu bỏ ăn. Cơ thể gà luôn cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ chỉ muốn tụ lại một chỗ không chịu di chuyển. Gà mắc bệnh cầu trùng thể cấp tính thường đi ngoài ra phân bọt màu nâu hoặc đỏ có thể lẫn cả máu.
Giai đoạn cấp tính trông gà bơ phờ, da dẻ tái nhợt. Gà sẽ chết sau 1 – 2 tuần nhiễm bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Biểu hiện bệnh cầu trùng trong cơ thể gà thể cấp tính
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi gà đá c
Thể mãn tính
Bệnh cầu trùng ở gà thể mãn tính thường xuất hiện ở những cá thể tầm 3 tháng tuổi. Ở thời điểm này các triệu chứng nhẹ hơn bởi gà đã bắt đầu phát triển khả năng đề kháng miễn dịch.
Khi gà mắc bệnh cầu trùng thể mãn tính thường có những biểu hiện như sau:
- Do ký sinh trùng ở ruột non, ruột già nên khiến gà khó tiêu hoá thường đi phân sống hoặc có thể bị tiêu chảy. Gà đi ngoài ra phân có màu đen lẫn máu.
- Lông gà bù xù, bỏ ăn, da dẻ tái nhợt xanh xao tuy nhiên giai đoạn này bệnh không tiến triển quá nhanh.
- Gà mắc bệnh cầu trùng thể mãn tính thường tiêu hoá kém, khả năng trao đổi chất kém khiến chúng chậm lớn và còi cọc hơn so với những cá thể khoẻ mạnh khác.
Biểu hiện bệnh cầu trùng trong cơ thể gà thể mãn tính
Thể mang trùng
Bệnh cầu trùng ở gà thể mang trùng hay còn được nhiều bác sĩ thú y gọi là thể ẩn bệnh. Thường những cá thể gà mái, gà đẻ dễ mắc phải bệnh ở thể mang trùng. Gà nhiễm bệnh vẫn ăn uống bình thường, không có biểu hiện biếng ăn và không tiêu chảy.
Tuy nhiên, gà mái mắc bệnh cầu trùng thể mang trùng có thể bị giảm sản lượng trứng 15% – 20%. Gà mái đẻ có tỷ lệ lây lan bệnh cầu trùng cao sang trứng hoặc gà con. Người chăn nuôi cực khó phát hiện và không thể tìm ra nguyên nhân hoặc triệu chứng nhiễm bệnh.
Bệnh cầu trùng ở gà có bệnh tích ra sao?
Bệnh cầu trùng ở gà có dấu hiệu bệnh tích rõ ràng ở ruột non và manh tràng như sau:
- Ruột non: ruột non của những cá thể mắc bệnh cầu trùng thường sưng rất to. Thành ruột dày lên đi kèm với những đốm trắng chảy nhớt và tá tràng có màu đỏ thẫm. Ruột còn chưa dịch lỏng có mùi hôi vô cùng khó chịu. Đặc biệt, ruột ngày càng phình to và dễ vỡ.
- Manh tràng: gà mắc bệnh thường có manh tràng bị sưng to kèm với dấu hiệu chảy máu. Nếu gà bị nặng có thể chảy nhiều máu cùng với dấu hiệu hoại tử từng mảng đen có mùi hôi khó chịu.
Bệnh tích cầu trùng ở gà tại ruột non và manh tràng
Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng ở gà chính xác hiệu quả
Để chữa trị bệnh cầu trùng ở gà kịp thời và hiệu quả anh em cần phải áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây Daga88 xin hướng dẫn bà con cách điều trị bệnh cầu trùng ở gà nhanh chóng:
Bước 1: cách ly gà bệnh
Đầu tiên sư kê nên cách ly gà bệnh ra khỏi những cá thể gà khoẻ mạnh. Tất cả cá thể gà trong đàn đã từng tiếp xúc với gà nhiễm bệnh cũng nên được tách riêng để theo dõi triệu chứng cụ thể.
Bước 2: chăm sóc gà bệnh
Đối với những cá thể đã nhiễm bệnh bà con có thể cho sử dụng thuốc kháng sinh như:
- Sử dụng thuốc Five-Cox 2.5% hoặc Five Diclacox theo liều lượng trên bao bì sản phẩm. Dùng lần đầu tiên cho gà từ 10 – 12 ngày tuổi và dùng lần thứ 2 cho gà từ 20 – 22 tuổi.
- Sử dụng thuốc kèm theo các chất điện giải hoặc vitamin tổng hợp để giúp gà tăng cường hệ tiêu hoá, có đủ nước trong cơ thể như: B.Complex K.C; Hado Gluco K&C dùng theo liều lượng được khuyến cáo trên bao bì.
Bước 3: khử khuẩn chuồng trại
Sau khi di chuyển gà bệnh ra khỏi chuồng bà con cần phải làm các biện pháp khử khuẩn kỹ càng như sau:
- Thay chất độn chuồng theo định kỳ mỗi tuần 1 – 2 lần.
- Trước khi thay chất độn chuồng cần phải được làm khô và khử trùng bằng các loại thuốc chuyên dụng như: Five Iodine, Five – B.K.G, Five – BGF hoặc Formol.
- Rửa sạch đồ dùng ăn uống của gà mỗi ngày, loại bỏ thức ăn dư thừa trong ngày ra khỏi khay ăn uống của gà.
Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng cho gà đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay
Trên đây là những thông tin về bệnh cầu trùng ở gà mà Daga88 muốn chia sẻ đến bà con. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp anh em phòng ngừa và chữa trị bệnh cầu trùng cho gà hiệu quả.